Báo cáo Vĩ mô và chiến lược: Vươn mình trước gió lớn

Nguồn: MAS
Ngày phát hành: 08/04/2025
Số lần tải về: 25
Thuế đối ứng 46% do Hoa Kỳ áp đặt đang tạo ra thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam, từ xuất khẩu, FDI đến tăng trưởng GDP và ổn định tỷ giá. Việc áp dụng thuế quan trên diện rộng được xem là biện pháp để tái cân bằng thương mại toàn cầu và giảm thâm hụt của Mỹ, song đồng thời gây hiệu ứng dây chuyền lên các thị trường chứng khoán trọng điểm. Để giảm thiểu tác động Thương chiến, Việt Nam đã chủ động cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng Mỹ và tham gia các thỏa thuận song phương. Dù vậy, hiệu quả vẫn còn hạn chế so với quy mô thâm hụt giữa hai nước. Các ngành dệt may, giày dép, thủy sản, điện tử nằm trong nhóm các ngành có nguy cơ giảm sức cạnh tranh, gián đoạn chuỗi cung ứng và sụt giảm lợi nhuận nếu thuế đối ứng chính thức có hiệu lực. • Kết quả đàm phán của Việt Nam nhằm hạ mức thuế đối ứng hoặc đạt được các điều lệ miễn trừ đối với các mặt hàng trọng điểm sẽ giữ vai trò then chốt trong việc giảm thiểu các tác động bất lợi. Chính phủ đã thành lập tổ công tác phản ứng nhanh và khởi xướng những cuộc thảo luận cấp cao với phía Mỹ, tập trung vào hợp tác thương mại lâu dài cùng với những động thái nhượng bộ phù hợp. Tuy nhiên, các vấn đề mang tính cấu trúc như thặng dư thương mại, cáo buộc thao túng tiền tệ, cùng sự áp đảo của khu vực xuất khẩu do FDI dẫn dắt vẫn là những trở ngại đáng kể trong đàm phán. Mặc dù Việt Nam tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa quan hệ thương mại và đẩy mạnh hợp tác với các khối kinh tế khác, triển vọng ngắn hạn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kết quả đàm phán đang diễn ra. Trong kịch bản cẩn trọng nhất, nếu không thể đưa mức thuế về tối thiểu 10% hoặc giành được miễn trừ cho các mặt hàng quan trọng, sự dịch chuyển trong dòng chảy thương mại có thể diễn ra nhanh hơn, làm suy yếu dòng vốn FDI và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại các ngành xuất khẩu. • Tác động vĩ mô vượt khỏi phạm vi thương mại. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá duy trì tương đối ổn định với VNĐ ghi nhận mức mất giá khoảng 1,33% so với đầu năm, phản ánh biến động tỷ giá trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn lộ trình hạ lãi suất. Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì chính sách lãi suất ổn định, tập trung vào việc ổn định vĩ mô trong nước trong bối cảnh tỷ giá vẫn đang dao động trong ngưỡng cho phép. Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam cho năm 2025 được đánh giá là khá tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi, nhờ các động lực nội tại như giải ngân đầu tư công, cải cách khu vực tư nhân và thúc đẩy sức mua nội địa. Đặc biệt, hoạt động đầu tư công dự kiến gia tăng mạnh mẽ với kế hoạch giải ngân 826 nghìn tỷ đồng trong năm 2025 (+30% so với cùng kỳ năm trước), song hành cùng sự phục hồi trong phát hành trái phiếu chính phủ, qua đó thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì tăng trưởng trước những áp lực từ bên ngoài. • Chỉ số VN-Index cũng đang chứng kiến mức độ biến động cao, với đợt giảm sâu ngay sau khi thông tin về mức thuế được công bố. Áp lực bán tháo gia tăng từ tâm lý bi quan đã khiến chỉ số mất 8,11% so với tuần trước tính đến ngày 4/4. Dù nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn duy trì lực cầu cho thị trường, khối ngoại tiếp tục ghi nhận vị thế bán ròng, phản ánh tâm lý e ngại bắt nguồn từ việc căng thẳng thương mại có thể lan rộng trên quy mô toàn cầu. Bất chấp áp lực ngắn hạn, thị trường vẫn giữ được những động lực hỗ trợ ở trung và dài hạn nhờ các yếu tố tăng trưởng nội địa cùng tiềm năng nâng hạng thị trường. Hiện tại, VN-Index đang giao dịch ở vùng -1 lần độ lệch chuẩn so với P/E trung bình 10 năm, mở ra cơ hội định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn. • Trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến tiếp tục chịu áp lực đến khi kết quả đàm phán thuế quan có thêm những tín hiệu rõ ràng. Nếu Việt Nam thành công trong đàm phán, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi về mặt tâm lý lẫn thanh khoản. Ở chiều ngược lại, việc không đạt được những điều khoản khả quan có thể khiến VN-Index lùi về các vùng hỗ trợ trong khoảng 1.125–1.150 điểm. Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì quan điểm giao dịch thận trọng trong ngắn hạn, song song với việc theo dõi chặt chẽ tiến trình đàm phán thương mại và các chỉ báo kinh tế vĩ mô.

Báo cáo mới nhất

Khuyến cáo: Các báo cáo phân tích được Vietstock phân tích hoặc thu thập từ những nguồn tin cậy. Tuy nhiên tất cả các quan điểm, luận điểm, khuyến nghị mua/bán trong báo cáo chỉ mang tính tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ khoản thua lỗ từ đầu tư nào do sử dụng các báo cáo phân tích này.

Tìm kiếm

Vietstock: Nghiên cứu - Phân tích
Vĩ mô - Chiến lược thị trường
Phân tích Ngành
Phân tích Doanh nghiệp
Tài liệu tham khảo
Doanh nghiệp giới thiệu
16/04/2025Thị trường chứng quyền 17/04/2025: Sắc đỏ bao trùm thị trường
16/04/2025Chứng khoán phái sinh ngày 17/04/2025: Khối ngoại bất ngờ bán ròng mạnh
16/04/2025Vietstock Daily 17/04/2025: Áp lực điều chỉnh vẫn còn
16/04/2025Nhịp đập Thị trường 16/04: FPT giảm sàn, VN-Index rơi về ngưỡng 1,210 điểm
16/04/2025Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Hiện tượng phân hóa diễn ra mạnh mẽ
15/04/2025Thị trường chứng quyền 16/04/2025: Khối ngoại bán ròng 8 phiên liên tiếp
15/04/2025Chứng khoán phái sinh ngày 16/04/2025: Tâm lý phân vân đang chi phối thị trường
15/04/2025Vietstock Daily 16/04/2025: Tốt xấu đan xen
15/04/2025Nhịp đập Thị trường 15/04: Nhóm bất động sản khu công nghiệp giảm mạnh
15/04/2025Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường