KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM: Tác động chính sách thuế quan của Mỹ đến các động lực tăng trưởng

Nguồn: MAS
Ngày phát hành: 11/04/2025
Số lần tải về: 42
Tăng trưởng GDP quý 1/2025 đạt 6,9% YoY (mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý 1/2024); trong đó, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản duy trì đà tăng trưởng, trong khi xuất khẩu tăng chậm lại. Do mức tăng trưởng quý 1 thấp hơn mục tiêu, Chính phủ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 9 tháng cuối năm lên trên 8,3% YoY nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 8%. Trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ có tác động đáng kể, chúng tôi kỳ vọng động lực tăng trưởng chính năm nay sẽ đến từ đầu tư công (đóng góp khoảng 9−10% GDP) và tiêu dùng nội địa (đóng góp 55% GDP), nhờ việc chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ như giảm thuế và phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nỗ lực duy trì môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tăng trưởng tín dụng năm 2025 được kỳ vọng sẽ tăng tốc, trong bối cảnh đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và thị trường bất động sản khởi sắc hơn nữa. Trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng trước tác động của chiến tranh thương mại, những yếu tố giúp Việt Nam có thể tiếp tục thu hút dòng vốn FDI bao gồm tập trung cải thiện hạ tầng và nguồn cung điện, thành lập Quỹ Hỗ trợ Đầu tư vào cuối năm 2024, với các cơ chế hỗ trợ dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, dòng vốn FDI trong thời gian tới có thể thận trọng hơn, trong bối cảnh: 1) Các quốc gia có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn các cơ hội đầu tư ở nước ngoài trong bối cảnh chính sách thuế của Mỹ còn nhiều biến động; 2) Mức thuế đối ứng có thể làm thay đổi thứ hạng mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là dựa trên chi phí lao động. Xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ chính sách thuế quan của Mỹ, do Việt Nam là nước thâm hụt thương mại lớn thứ 4 của Mỹ và là nước có độ mở nền kinh tế lớn. Chúng tôi lưu ý rằng, mức thuế đối ứng của Mỹ dựa trên quy mô thâm hụt thương mại; do vậy, các nỗ lực giảm thuế và cân bằng cán cân thương mại được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đàm phán mức thuế đối ứng thấp hơn mức công bố ban đầu 46%. Rủi ro cần theo dõi: Việc Mỹ áp mức thuế đối ứng cao sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, hoạt động sản xuất, và gián tiếp ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước

Báo cáo mới nhất

Khuyến cáo: Các báo cáo phân tích được Vietstock phân tích hoặc thu thập từ những nguồn tin cậy. Tuy nhiên tất cả các quan điểm, luận điểm, khuyến nghị mua/bán trong báo cáo chỉ mang tính tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ khoản thua lỗ từ đầu tư nào do sử dụng các báo cáo phân tích này.

Tìm kiếm

Vietstock: Nghiên cứu - Phân tích
Vĩ mô - Chiến lược thị trường
Phân tích Ngành
Phân tích Doanh nghiệp
Tài liệu tham khảo
Doanh nghiệp giới thiệu
16/04/2025Thị trường chứng quyền 17/04/2025: Sắc đỏ bao trùm thị trường
16/04/2025Chứng khoán phái sinh ngày 17/04/2025: Khối ngoại bất ngờ bán ròng mạnh
16/04/2025Vietstock Daily 17/04/2025: Áp lực điều chỉnh vẫn còn
16/04/2025Nhịp đập Thị trường 16/04: FPT giảm sàn, VN-Index rơi về ngưỡng 1,210 điểm
16/04/2025Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Hiện tượng phân hóa diễn ra mạnh mẽ
15/04/2025Thị trường chứng quyền 16/04/2025: Khối ngoại bán ròng 8 phiên liên tiếp
15/04/2025Chứng khoán phái sinh ngày 16/04/2025: Tâm lý phân vân đang chi phối thị trường
15/04/2025Vietstock Daily 16/04/2025: Tốt xấu đan xen
15/04/2025Nhịp đập Thị trường 15/04: Nhóm bất động sản khu công nghiệp giảm mạnh
15/04/2025Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường