Đâu là hạn chế của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)?

date
29/03/2025 21:00

Đâu là hạn chế của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)?

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán của một quốc gia. Dòng vốn này dù mang lại tính thanh khoản cao nhưng dễ đảo chiều và có thể gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về FII, hãy cùng thử sức với những câu hỏi sau đây!

Câu 1: Đâu là mục tiêu chính của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)?

  • Kiểm soát và điều hành doanh nghiệp nhận vốn đầu tư
  • Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý
  • Đạt được tỷ suất lợi nhuận tốt nhất với rủi ro thấp nhất
  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất

Nhà đầu tư FII chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ việc mua bán chứng khoán và không tham gia điều hành doanh nghiệp.

Câu 2: Một trong những hệ quả tiêu cực của tính dễ đảo chiều của vốn FII là gì?

  • Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định
  • Làm suy yếu tính thanh khoản của thị trường tài chính
  • Giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài
  • Gây tác động xấu đến nền kinh tế nếu dòng vốn rút ra đột ngột

Tính dễ đảo chiều của FII có thể khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực nếu nhà đầu tư rút vốn hàng loạt, gây biến động lớn trên thị trường tài chính.

Câu 3: Vì sao mức độ sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài thường bị khống chế ở một tỷ lệ nhất định?

  • Nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính nội địa
  • Để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước tham gia thị trường chứng khoán
  • Giúp các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn hơn
  • Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài

Các quốc gia thường áp đặt giới hạn về tỷ lệ sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài để kiểm soát tác động của dòng vốn FII và duy trì sự ổn định kinh tế.

Trạng Chứng

FILI - 19:58:00 29/03/2025