Nhịp đập Thị trường 06/05: Phân hóa trong phiên chiều, VN-Index thu hẹp đà tăng

date
06/05/2025 16:32

Nhịp đập Thị trường 06/05: Phân hóa trong phiên chiều, VN-Index thu hẹp đà tăng

Tình trạng phân hóa dần mạnh lên trong phiên chiều đã khiến thành quả của phiên sang bị xóa gần hết. Kết phiên, VN-Index giảm từ tăng hơn 10 điểm về còn tăng 2 điểm về còn 1,241.95 điểm. HNX-Index chỉ còn tăng 0.08 điểm, lên 212.89 điểm.

Về cuối phiên, dù phe mua vẫn chiếm ưu thế song bên bán cũng đã mạnh lên rõ rệt. Độ rộng thị trường bao gồm 410 mã tăng và 340 mã giảm. Sắc đỏ đã hiện hữu ở hầu hết các nhóm ngành, điển hình như nhóm ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu, tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp…

Tuy vậy, nhóm năng lượng và viễn thông vẫn duy trì được sắc xanh tới cuối phiên. Đây cũng là hai nhóm tăng điểm mạnh nhất phiên hôm nay.

Hôm nay, NVL có một phiên tăng trần. Thanh khoản cổ phiếu cũng bứt tăng mạnh với khối lượng giao dịch gần 37 triệu cp. Khối ngoại mua ròng mạnh 4.6 triệu cp.

Ở nhóm nguyên vật liệu, các mã lớn đều giảm điểm. HPG, GVR, DGC, HSG, DPM, DCM, NKG… giảm trong khoảng 1 - 2%.

Khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên hôm nay với giá trị gần 52 tỷ đồng. Trong khoảng nửa tháng trở lại đây khối này duy trì quy mô mua bán khá đều đặn, trong khoảng 2,000 tỷ đồng mỗi chiều.

Diễn biến mua - bán ròng của khối ngoại

Phiên sáng: Dòng tiền sôi động hơn

Áp lực bán phần nào gia tăng đã đưa chỉ số VN-Index vào diễn biến giằng co ở gần 1,450 điểm. Kết phiên sáng, chỉ số tăng 8 điểm lên 1,248.16. HNX-Index tăng 1.2 điểm lên 214 điểm.

VIC đã quay lại với đường đua và trở thành mã kéo VN-Index mạnh nhất. Ở thời điểm cuối phiên sáng, ông lớn họ Vingroup tăng tới 2%. Trong khi đó, VHM, VRE thì đang tạm dừng ở tham chiếu.

Trong nhóm bất động sản, nhiều công ty cũng đang trên đà tăng mạnh. NVL, DIG, PDR… đồng loạt bứt phá.

Nhóm năng lượng, viễn thông dẫn đầu về mức tăng toàn thị trường. Ở nhóm năng lượng, các cổ phiếu dầu khí như BSR, PVS, PVD, PVC, PVB, PSB đều đang tăng giá. Nhóm than cũng có nhiều đại diện tích cực như TVD, NBC, THT, ITS.

Còn với nhóm viễn thông, VGI, FOX, CTR, SGT, ELC cùng tăng mạnh. Trong đó, VGI tăng gần 3% là đầu tàu chính dẫn dắt cả nhóm.

Dòng tiền tiếp tục thể hiện sự hào hứng. Giá trị giao dịch sàn HOSE đạt gần 9,000 tỷ đồng trong phiên sáng, tăng 56% so với phiên hôm qua. Tâm lý nhà đầu tư cho thấy sự hào hứng sau một phiên thận trọng.

Khối ngoại chỉ đang bán ròng nhẹ hơn 90%. Quy mô mua bán ròng ở các mã được mua, bán ròng mạnh nhất chỉ ở mức 30 - 40 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng mạnh nhất phiên sáng 06/05/2025

10h30: Tới phiên nhóm ngân hàng ra tay, VN-Index nới rộng đà tăng

Diễn biến tích cực tiếp tục được duy trì, các chỉ số giữ xu hướng tăng điểm nửa đầu phiên sáng. Tới 10h20, VN-Index tăng hơn 7 điểm và hướng về mức 1,250 điểm.

Nhóm ngân hàng đang là trụ kéo quan trọng của đà tăng điểm phiên sáng nay. VCB, VPB đồng loạt kéo tăng chỉ số với mức đóng góp 2 điểm. CTG, BID cũng đang nằm trong top 10 kéo thị trường đi lên. Bên cạnh đó, một số mã vốn hóa lớn khác như FPT, GAS, NVL, BSR, HPG… cũng đang có đóng góp tích cực.

Họ Vingroup lại diễn biến ngược chiều phiên hôm nay. VIC, VHM, VRE giảm điểm nhẹ.

Sắc xanh đang bao phủ ở nhóm tài chính, nguyên vật liệu, năng lượng, công nghệ thông tin và viễn thông. Trong khi đó, nhóm tiêu dùng thiết yếu lại đang phân hóa mạnh.

Mở cửa: Nhóm bất động sản bứt tốc

VN-Index khởi động phiên 06/05 trong hứng khởi, chỉ số có mức tăng 5 - 7 điểm đầu phiên. HNX-Index cũng tăng hơn 1 điểm. Thanh khoản thị trường vượt trội hơn hẳn so với cùng thời điểm phiên hôm qua. Có thể nhà đầu tư đã phần nào an tâm với hệ thống giao dịch mới và mạnh tay giao dịch.

Nguồn: VietstockFinance

Thị trường đang được phủ sắc xanh với hơn 310 mã tăng giá, áp đảo so với số mã giảm giá là 110. Nhóm công nghệ thông tin, dầu khí, bất động sản đang thể hiện sự tích cực trên diện rộng.

Ở nhóm bất động sản, NVL tăng trần trong phiên sáng. CEO, DIG, PDR cũng đạt mức tăng từ 3 - 4%.

Tại nhóm công nghệ thông tin, FPT tăng hơn 1%, CMG tăng gần 4%, ELC tăng gần 2%. Nổi bật là ITD tăng trần.

Ở nhóm dầu khí, sắc xanh đang chiếm lĩnh. PVD, PVS, BSR, PVB… đồng loạt tăng.

Tình trạng phân hóa nhẹ xuất hiện ở nhóm tiêu dùng thiết yếu khi VNM, VHC, BAF, DBC… tăng điểm. Ngược lại, MSN, ANV, HAG, VLC… giảm điểm.

Những thay đổi của hệ thống KRX

STT

Thay đổi

Hệ thống hiện tại

Thay đổi ở hệ thống mới

1

Lệnh giao dịch

- Lệnh ATO, ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) khi so khớp
                        - Bảng giá hiển thị 3 mức giá chào mua bán tốt nhất của tất cả các lệnh đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ
                        - Bảng giá có ký hiệu lệnh ATO, ATC
                        - Lệnh PLO từ 14h45-15h: Khớp lệnh liên tục

- Lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh LO mua giá trần và lệnh LO bán giá sàn đã nhập vào hệ thống trước đó khi thực hiện so khớp
                        - Bảng giá hiển thị 3 mức giá dư mua/dư bán tốt nhất còn lại sau khi dự kiến khớp
                        - Các lệnh ATO, ATC còn dư sẽ được hiển thị tại mức giá xác định như lệnh LO
                        - Lệnh PLO từ 14h45–14h50: Khớp lệnh định kỳ. Lệnh PLO từ 14h50–15h: khớp lệnh liên tục

2

Sửa/Hủy lệnh

Cho phép sửa đồng thời cả giá và khối lượng trong một lần sửa

Không được đồng thời sửa cả giá và khối lượng cùng một lúc

3

Giao dịch lô lẻ

- Khớp lệnh lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–14h30 (Khớp lệnh liên tục)
                        - Thỏa thuận lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–15h00

- Khớp lệnh lô lẻ: 09h00–11h30 và 13h00–14h45 (Khớp lệnh liên tục và định kỳ)
                        - Thỏa thuận lô lẻ: Phiên trong giờ 09h00–11h30 và 13h00–14h45 // Phiên sau giờ 14h45–15h00

4

Lệnh Thị trường

Lệnh MP giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

Lệnh MP được thay thế thành MTL, trong đó giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

5

Cổ phiếu bị hạn chế

Chỉ giao dịch trong phiên chiều: 13h00–15h00

Được giao dịch cả ngày, nhưng áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ nhiều lần PCA (mỗi đợt kéo dài 15 phút)

6

Giao dịch thỏa thuận

- Chỉ bên bán được nhập lệnh
                        - Được phép sửa lỗi trong giờ giao dịch
                        - Lệnh thỏa thuận được giao dịch và khớp từ 9h00–15h00

- Bên bán và bên mua đều có thể khởi tạo giao dịch thỏa thuận
                        - Không được phép hủy/sửa lệnh đã thực hiện
                        - Bao gồm phiên Thỏa thuận trong giờ (9h00–14h45) và Thỏa thuận sau giờ (14h45–15h)
                        - Các lệnh thỏa thuận nhập phiên Trong giờ sau 14h45 sẽ bị hết hiệu lực. Khi đó cần nhập lệnh mới cho phiên thỏa thuận Sau giờ

7

Giao dịch chứng khoán của NĐTNN

Room ngoại sẽ giảm khi lệnh Mua của NĐTNN được khớp

Room ngoại sẽ giảm ngay khi lệnh Mua của NĐTNN được nhập mới hoặc sửa tăng khối lượng

8

Thay đổi mã hợp đồng phái sinh

Ví dụ mã VN30F2403

Tên hợp đồng phái sinh theo chuẩn quốc tế, ví dụ 41l1F3000

8

VSDC thu phí bù trừ thay thế cho phí quản lý vị thế đối với giao dịch phái sinh

VSDC thu phí quản lý vị thế 2,550 đồng/hợp đồng/đêm

Không thu phí quản lý vị thế. Thay vào đó thu phí bù trừ với mức cụ thể 2,550 đồng/hợp đồng được khớp

9

Thay đổi mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ

VSDC kiểm soát giá trị ký quỹ theo thời gian thực. NĐT muốn giao dịch phải ký quỹ trước lên VSDC. NĐT đóng vị thế, tiền được hoàn trả ngay

Mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ của VSDC chuyển sang T+1

Yến Chi

FILI - 15:30:00 06/05/2025