Hơn 22% cổ phiếu đang ở dưới đáy COVID-19, có cả những bluechips

date
09/04/2025 09:06

Hơn 22% cổ phiếu đang ở dưới đáy COVID-19, có cả những bluechips

Sau các phiên giảm lịch sử đầu tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ghi nhận hơn 22% số mã trên 3 sàn đóng cửa dưới mức đáy COVID-19 - ghi nhận vào phiên 31/3/2020. 

Thị trường chính thức điều chỉnh, hơn 22% số mã xuống dưới đáy COVID-19

Chỉ trong vòng chưa đến 2 tuần đầu tháng 04/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 2 phiên giảm lịch sử đều trên 50 điểm, nhiều hơn so với năm 2024 - cũng ghi nhận nhiều lần trồi sụt của VN-Index trước mốc 1,300 điểm nhưng chỉ có 1 phiên giảm hơn 50 điểm.

Tổng cộng, lịch sử thị trường đã có 16 lần xuất hiện các phiên giảm trên 50 điểm. 

Đồng thời, từ trạng thái tăng trưởng, thị trường đã chuyển sang "đi lùi" với thành tích -10,58% tính từ đầu năm 2025. Và cũng chính thức xuất hiện sự điều chỉnh sau gần 18 tháng không để điều này xảy ra. Hiện Maximum drawdown (chênh lệch đo mức thấp nhất so với đỉnh của VN-Index) đã đạt 13.75%. 

Với trạng thái thị trường vẫn còn tiềm ẩn rủi ro từ áp lực giải chấp, ký ức đáng quên về giai đoạn COVID-19 vào cuối tháng 3/2020 lại hiện về.

Tuy nhiên, theo thống kê tính đến hết phiên giao dịch 8/4, thực tế đã có 358 mã đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa ngày 31/3/2020, tương ứng với tỷ lệ 22.4% số mã niêm yết và đăng ký giao dịch trên 3 sàn. 

Trong hơn 350 mã này, nhiều cổ phiếu có thanh khoản thấp hoặc thậm chí gần như không có thanh khoản. Dù vậy, cũng có những cổ phiếu tên tuổi hoặc thuộc nhóm bluechips đã xuống dưới đáy COVID-19.

Những cổ phiếu thanh khoản tốt nhất trong 358 mã đã về dưới đáy COVID-19.

Đầu tiên là trường hợp của cặp đôi VREVIC đang giảm 8.7% và 25.7% so với giá đóng cửa của phiên 31/3/2020. Thực tế, cho đến thời điểm hiện tại cả 2 đều vẫn đang duy trì được thành tích tăng giá từ đầu năm 2025. Tuy nhiên những nỗ lực tăng tốc vừa qua của VICVRE vẫn chưa đủ bù đắp lại những thiệt hại đã ghi nhận trong 5 năm trước đó.

Trong khi đó, danh sách được thống kê còn ghi nhận trường hợp của cổ phiếu Bất động sản khác là NVL và 2 ông lớn ngành Đầu tư công là VCGCII khi giảm lần lượt 70.7%, 3%, 30% so với đáy COVID-19. 

Ngoài ra, còn cả những mã bluechips như VNM, SABVJC cũng đang bất ngờ góp mặt vào danh sách được thống kê.

Dù vậy, việc quan sát các vận động của các cổ phiếu kể trên trước những vận động cực đoan của thị trường vẫn sẽ giúp nhà đầu tư định hình nên những phán đoán về sự tạo đáy của thị trường trong thời gian tới.

Bài học bắt đáy trong COVID-19

Hồi tưởng lại giai đoạn COVID-19 tháng 3/2020, ông Nguyễn Quốc Tuyển - Trưởng phòng phân tích Chứng khoán TVI cho biết, ảnh hưởng của tin tức thuế quan lần này cũng gần như tương tự. Đều là một sự kiện tưởng chừng đơn thuần nhưng gây ra ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều ngành nghề.

 "Nhìn lại giai đoạn hồi tháng 3/2020, thị trường giảm mạnh sau đó xuất hiện các phiên phục hồi nhẹ. Nhưng những nhịp bắt đáy hàng về T+3 (hồi đó là T+3 chứ chưa phải T+2.5 như bây giờ) gần như không có lãi. Do những thông tin chính thức liên quan đến tác động của Covid chưa được đưa ra, những tin xấu sau đó xuất hiện liên tục khiến thị trường tiếp tục giảm. Phiên giảm mạnh đầu tiên vào 9/3 nhưng mãi đến 30/3, thị trường mới chính thức tạo đáy - tức là gần một tháng. Những nhà đầu tư tham gia bắt đáy sớm đều thua lỗ. Thanh khoản thị trường trong những phiên giảm điểm đầu tiên rất cao do tâm lý “mua hàng giá rẻ”. Nhưng chính tại đáy thì thanh khoản thấp nhất trong đợt giảm do những nhà đầu tư bắt đáy giai đoạn trước đã mất niềm tin", ông Tuyển cho biết.

Do đó, việc bắt đáy sớm khi thị trường đang rơi và chưa có tin tức chính thức được công bố để hỗ trợ khá khó để kiếm lời.

Còn với kinh nghiệm từ quá khứ, ông Bùi Văn Huy nhận định khi thị trường biến động mạnh, điều quan trọng nhất là giữ được tỷ lệ an toàn phù hợp với chu kỳ – chứ không chạy theo cảm xúc.

Ở những giai đoạn bất định như hiện nay, theo ông Huy, việc “dự đoán đáy” không quan trọng bằng việc chuẩn bị tỷ trọng đúng. Bài học lớn nhất trong quản trị rủi ro là không để thị trường kéo mình đi quá xa khỏi kế hoạch ban đầu – đừng quá hưng phấn khi tăng và cũng không hoảng loạn khi giảm.

Với bối cảnh hiện tại, khi rủi ro từ thương mại, vĩ mô và chu kỳ toàn cầu đang đồng pha theo hướng tiêu cực, ông Huy cho rằng “điều chỉnh là chiến lược, kiên nhẫn là lợi thế. Không hành động vội vã cũng là một hành động”.

Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức phòng thủ, ưu tiên tiền mặt và chỉ nắm giữ những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản thực sự tốt, ít phụ thuộc thương mại quốc tế và có dòng tiền ổn định.

Quân Mai

FILI - 08:04:15 09/04/2025