Chứng khoán Tuần 19-23/05/2025: Áp lực rung lắc quanh vùng 1,300 điểm
VN-Index kịp thời hồi phục trở lại trên mốc tham chiếu sau diễn biến giằng co kéo dài cùng với khối lượng giao dịch sụt giảm dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang hiện diện. Ngoài ra, việc khối ngoại quay lại bán ròng khiến cho áp lực rung lắc xảy ra quanh vùng 1,300 điểm tiếp tục gặp nhiều thách thức. Đây cũng là yếu tố không mấy tích cực trong việc duy trì đà tăng sắp tới.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 19-23/05/2025
Giao dịch: Kết thúc phiên giao dịch 23/05, VN-Index kịp thời lấy lại sắc xanh, kết tuần ở mức 1,314.46 điểm, nhích nhẹ 0.05% so với phiên trước. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0.22%, lùi về còn 216.32 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 13.07 điểm (+1%), còn HNX-Index mất 2.37 điểm (-1.08%).
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần giao dịch khá giằng co. Sau khi để mất mốc 1,300 điểm trong phiên đầu tuần, VN-Index nhanh chóng quay trở lại mạnh mẽ ở hai phiên kế tiếp nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, đà tăng gặp áp lực chốt lời đáng kể khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự quanh ngưỡng 1,330 điểm. Phiên cuối tuần khép lại với trạng thái phân hóa rõ rệt ở các nhóm cổ phiếu. VN-Index kết tuần ở ngưỡng 1,314.46 điểm, tăng 1% so với tuần trước đó.
Về mức độ ảnh hưởng, GAS, VHM và GEE đóng góp nhiều nhất trong công cuộc níu giữ sắc xanh cho VN-Index trong phiên cuối tuần, đem về 2.2 điểm tăng. Trong khi đó, VPL, TCB và VPB tạo sức ép đáng kể nhất, khiến chỉ số giảm 1.5 điểm.
Hầu hết các nhóm ngành diễn biến phân hóa trong biên độ hẹp. Chỉ có nhóm công nghiệp dẫn đầu thị trường với mức tăng đáng kể trên 1%, nhờ sự vượt trội của các cổ phiếu như ACV (+3.33%), HAH (+3.81%), DPG (+1.48%), VEA (+1.82%), TV2 (+1.3%), TOS (+4.47%) và VNE (+6.81%).
Nhóm tiện ích mặc dù đứng thứ 2 với mức tăng 0.86%, nhưng con số này chỉ được đóng góp chủ yếu bởi cổ phiếu vốn hóa cao nhất ngành là GAS (+3.28%). Các cổ phiếu còn lại trong ngành tăng giảm đan xen, thậm chí sắc đỏ có phần nhỉnh hơn với nhiều cổ phiếu mất hơn 1% như POW, VSH, SBH, NT2, GEG và BTP.
Về phía giảm điểm, tiêu dùng thiết yếu, tài chính và tiêu dùng không thiết yếu là các nhóm phải kết phiên với sắc đỏ trong ngày cuối tuần. Ảnh hưởng chủ yếu bởi sự điều chỉnh của MCH (-1.32%), MSN (-1.25%), VHC (-0.94%); TCB (-1.15%), VPB (-1.09%); VPL (-1.85%), PLX (-1.29%) và DGW (-1.99%). Dù vậy, bức tranh chung không quá tiêu cực khi các nhóm này vẫn ghi nhận một số điểm sáng đáng chú ý như HAG (+4.94%), DBC (+1.09%), PAN (+6.09%); EIB (+1.42%), STB (+1.7%), ACB (+1.17%); HHS (+4.12%), TLG (+2.74%), MSH (+5.34%), GEX (+5.31%), GEE và PAC tăng kịch trần.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị hơn 77 tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần qua. Cụ thể, khối ngoại mua ròng hơn 257 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong khi bán ròng mạnh hơn 180 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là VNE
VNE tăng 36.99%: VNE tiếp tục ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 36.99%. Cổ phiếu liên tục bật tăng mạnh đồng thời bám sát Upper Band của Bollinger Bands. Ngoài ra, khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền tham gia mạnh mẽ. Nếu diễn biến tích cực trên tiếp tục duy trì thì khả năng cổ phiếu VNE sẽ chinh phục vùng đỉnh cũ tiếp theo được hình thành vào tháng 11/2023 (tương đương vùng 6,880-7,320).
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang tiến sâu vào vùng quá mua (overbought). Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong quyết định đầu tư nếu chỉ báo này xuất hiện tín hiệu bán trở lại.
Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là TDH
TDH giảm 17.85%: Cổ phiếu TDH chịu áp lực bán khá tiêu cực trong tuần qua với 4/5 phiên giảm điểm mạnh. Nếu trong các phiên tới, cổ phiếu TDH cắt xuống dưới đường Middle của Bollinger Bands thì tình hình sẽ càng trở nên bi quan.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán. Ngoài ra, MACD cũng cho tín hiệu tương tự. Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn còn tiếp diễn.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock