Nhịp đập Thị trường 09/05: VN-Index diễn biến giằng co kéo dài cùng tâm lý thận trọng bao trùm

date
09/05/2025 16:52

Nhịp đập Thị trường 09/05: VN-Index diễn biến giằng co kéo dài cùng tâm lý thận trọng bao trùm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2.5 điểm (-0.2%), xuống mức 1,267.3 điểm; HNX-Index giảm 1.08 điểm (-0.5%), xuống mức 214.13 điểm. Độ rộng toàn thị trường với sắc đỏ có phần lấn lướt với bên bán có 396 mã giảm và bên mua có 353 mã tăng. Sắc đỏ có phần áp đảo trong rổ VN30 với 15 mã giảm và 8 mã tăng và 7 mã đứng giá.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 693 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15.8 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 59.8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 827 tỷ đồng.

VN-Index mở cửa phiên chiều với diễn biến giằng co kéo dài và bên bán có phần lấn lướt hơn đã khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ. Về mức độ ảnh hưởng, VIC, VCB, BIDGAS là những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index với 3.5 điểm giảm. Ở chiều ngược lại, LPB, FPT, TCBPNJ là những mã vẫn giữ được sắc xanh và đóng góp vào chỉ số chung hơn 2.2 điểm.

Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 09/05/2025

Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến khá bi quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã BAB (-2.65%), DTK (-3.13%), KSF (-1.24%), PVS (-1.48%)…

Ngành bất động sản là nhóm có mức giảm mạnh nhất thị trường với 0.97% chủ yếu đến từ các mã VIC (-2.55%), BCM (-0.83%), SSH (-1.24%) và KDH (-1.22%). Theo sau đó là ngành tiện ích và tài chính với mức giảm lần lượt là 0.22% và 0.15%. Ở chiều ngược lại, ngành công nghệ thông tin là nhóm giữ được sắc xanh với mức tăng 1.4% chủ yếu đến từ mã FPT (+1.49%) và ITD (+1.85%).

Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại bán ròng hơn 89 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VCB (184.35 tỷ), VHM (133.67 tỷ), NVL (91.44 tỷ) và VCG (67.22 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 390 triệu đồng, tập trung vào mã PVS (15.76 tỷ), TNG (2.63 tỷ), BVS (1.8 tỷ) và AAV (1.07 tỷ).

Diễn biến khối ngoại mua - bán ròng

Phiên sáng: Khối ngoại quay lại bán ròng, VCB là mã bị xả mạnh nhất

Thị trường giao dịch giằng co và chuyển sang sắc đỏ về cuối phiên sáng. Trước giờ nghỉ trưa, VN-Index dừng ngay dưới mốc tham chiếu, đạt 1,269.75 điểm. HNX-Index giảm 0.28%, xuống còn 214.6 điểm. Độ rộng toàn thị trường ở mức cân bằng với 334 mã tăng và 334 mã giảm.

VIC, LPBVNM đang tích cực níu giữ chỉ số với đóng góp hơn 1.5 điểm tăng. Trong khi đó, dù số lượng mã giảm điểm gia tăng nhưng mức độ chưa quá lo ngại. Tác động nhiều nhất ở phía tiêu cực là HVN, BIDVCB, nhưng cũng chỉ khiến VN-Index giảm hơn 1 điểm.

Xét về nhóm ngành, ngoại trừ nhóm viễn thông ghi nhận mức tăng đáng kể gần 1% với đóng góp chính từ 2 cổ phiếu lớn trong ngành là VGI (+1%) và CTR (+3.81%), các nhóm còn lại chỉ phân hóa trong biên độ hẹp.

Điển hình như nhóm bất động sản đang cố gắng níu giữ sắc xanh với nỗ lực từ VIC, VHM, DXG, PDR, CEO, QCG,… Tuy nhiên, áp lực điều chỉnh hiện diện ở nhiều cổ phiếu sau nhịp tăng khá tốt trước đó, BCM, KBC, NVL, TCH, HDG, IJC… đều giảm trên 1%.

Nhóm tài chính tiêu cực hơn phần nào khi sắc đỏ chiếm ưu thế rõ rệt trên bức tranh toàn ngành, chỉ điểm một vài sắc xanh nổi bật như LPB (+2.12%), VAB (+4.55%), VIX (+1.21%) và VND (+1.01%).

Khối ngoại bán ròng trở lại trong sáng nay sau 4 phiên mua ròng trước đó, với tổng giá trị bán ròng đạt hơn 350 tỷ đồng trên cả 3 sàn. VCB là mã đang bị khối này xả hàng mạnh nhất với giá trị hơn 104 tỷ, bỏ khá xa cổ phiếu xếp thứ 2 là SSI với 62 tỷ. Trong khi đó, giá trị của top mua ròng khá khiêm tốn khi cổ phiếu dẫn đầu là VIXPNJ chỉ đạt lần lượt 35 tỷ và 31 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng mạnh nhất phiên sáng 09/05/2025

10h40: Chuyển sang trạng thái giằng co

Lực bán đã gia tăng mạnh hơn so với đầu phiên qua đó đẩy các chỉ số chính rơi khỏi mốc tham chiếu và chuyển sang trạng thái giằng co. Tính đến 10h30, VN-Index tăng nhẹ 1.83  điểm, giao dịch quanh mức 1,271 điểm. HNX-Index tăng 0.39 điểm, giao dịch quanh mức 215 điểm.

Độ rộng các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đang diễn ra sự phân hóa mạnh với bên mua có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, VIC, LPB, VNMMWG là các mã vẫn còn giữ được sắc xanh và đang níu giữ hơn 4.1 điểm cho VN30-Index. Trái lại, MSN, HPG, FPTSHB lần lượt lấy đi 0.57 điểm, 0.50 điểm, 0.45 điểm và 0.32 điểm từ chỉ số chung.

Nhóm ngành công nghệ thông tin ghi nhận mức sụt giảm mạnh trên thị trường. Trong đó nổi bật có FPT giảm 0.35%, CMG giảm 0.3%, CMT giảm 2.17% và POT giảm 2.52%...

Theo sau là nhóm cổ phiếu ngành năng lượng với diễn biến phân hóa mạnh và lực bán chiếm ưu thế đang diễn ra. Cụ thể, PVS giảm 0.37%, TMB giảm 1.41%, NBC giảm 1% và MGC giảm 4.35%...

Ở chiều ngược lại, ngành tiêu dùng thiết yếu đang là nhóm có mức phục hồi khá tốt với sắc xanh tập trung ở các mã vốn hóa lớn như MCH tăng 2.39%, SAB tăng 1.44%, VNM tăng 1.22%... Riêng một số mã vẫn đang bị bên bán chi phối như MSN giảm 0.79%, KDC giảm 0.36%, SBT giảm 1.15%, BAF giảm 0.88%…

So với đầu phiên, diễn biến phân hóa vẫn hiện hữu với hơn 980 mã đứng giá và bên mua vẫn có phần lấn lướt hơn. Số mã tăng là 325 mã và số mã giảm là 251 mã.

Nguồn: VietstockFinance

Mở cửa: Tăng điểm đầu phiên

Đầu phiên 09/05, tính tới 9h30, VN-Index hiện sắc xanh ngay từ đầu phiên, lên mức 1,274.13 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index tăng nhẹ, giữ mức 215.48 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Năm (08/05), sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố khung thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Anh, thoả thuận lớn đầu tiên được ký kết kể từ khi Mỹ áp thuế quan đối với hầu hết các quốc gia trên toàn cầu vào đầu năm nay. Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/05, chỉ số Dow Jones tăng 254.48 điểm (tương đương 0.62%) lên 41,368.45 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 0.58% lên 5,663.94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 1.07% lên 17,928.14 điểm.

Sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 10 mã giảm, 15 mã tăng và 5 mã đứng giá. Trong đó, BCM, VJC, BVHPLX là những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, VNM, LPB, GVRVIC là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.

Nhóm cổ phiếu dịch vụ viễn thông là một trong những ngành nổi bật nhất ở đầu phiên sáng. Các cổ phiếu tăng tích cực ngay từ đầu phiên như VGI tăng 1.58%, CTR tăng 3.02%, FOX 0.11%, FOC tăng 2.25%, SGT tăng 1.12%,…

Theo sau là ngành công nghiệp khi đa số các mã cổ phiếu thuộc nhóm này cũng đang đóng góp tích cực vào điểm số thị trường sáng nay. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như ACV tăng 0.94%, VTP tăng 2.4%, VCG tăng 2.08%, GMD tăng 0.57%, CII tăng 6.15%, HHV tăng 2.88%,…

Những thay đổi của hệ thống KRX

STT

Thay đổi

Hệ thống hiện tại

Thay đổi ở hệ thống mới

1

Lệnh giao dịch

- Lệnh ATO, ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) khi so khớp
                                                - Bảng giá hiển thị 3 mức giá chào mua bán tốt nhất của tất cả các lệnh đặt trong đợt khớp lệnh định kỳ
                                                - Bảng giá có ký hiệu lệnh ATO, ATC
                                                - Lệnh PLO từ 14h45-15h: Khớp lệnh liên tục

- Lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh LO mua giá trần và lệnh LO bán giá sàn đã nhập vào hệ thống trước đó khi thực hiện so khớp
                                                - Bảng giá hiển thị 3 mức giá dư mua/dư bán tốt nhất còn lại sau khi dự kiến khớp
                                                - Các lệnh ATO, ATC còn dư sẽ được hiển thị tại mức giá xác định như lệnh LO
                                                - Lệnh PLO từ 14h45–14h50: Khớp lệnh định kỳ. Lệnh PLO từ 14h50–15h: khớp lệnh liên tục

2

Sửa/Hủy lệnh

Cho phép sửa đồng thời cả giá và khối lượng trong một lần sửa

Không được đồng thời sửa cả giá và khối lượng cùng một lúc

3

Giao dịch lô lẻ

- Khớp lệnh lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–14h30 (Khớp lệnh liên tục)
                        - Thỏa thuận lô lẻ: 09h15–11h30 và 13h00–15h00

- Khớp lệnh lô lẻ: 09h00–11h30 và 13h00–14h45 (Khớp lệnh liên tục và định kỳ)
                        - Thỏa thuận lô lẻ: Phiên trong giờ 09h00–11h30 và 13h00–14h45 // Phiên sau giờ 14h45–15h00

4

Lệnh Thị trường

Lệnh MP giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

Lệnh MP được thay thế thành MTL, trong đó giao dịch tại giá thị trường, phần chưa khớp chuyển lệnh LO

5

Cổ phiếu bị hạn chế

Chỉ giao dịch trong phiên chiều: 13h00–15h00

Được giao dịch cả ngày, nhưng áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ nhiều lần PCA (mỗi đợt kéo dài 15 phút)

6

Giao dịch thỏa thuận

- Chỉ bên bán được nhập lệnh
                                                - Được phép sửa lỗi trong giờ giao dịch
                                                - Lệnh thỏa thuận được giao dịch và khớp từ 9h00–15h00

- Bên bán và bên mua đều có thể khởi tạo giao dịch thỏa thuận
                                                - Không được phép hủy/sửa lệnh đã thực hiện
                                                - Bao gồm phiên Thỏa thuận trong giờ (9h00–14h45) và Thỏa thuận sau giờ (14h45–15h)
                                                - Các lệnh thỏa thuận nhập phiên Trong giờ sau 14h45 sẽ bị hết hiệu lực. Khi đó cần nhập lệnh mới cho phiên thỏa thuận Sau giờ

7

Giao dịch chứng khoán của NĐTNN

Room ngoại sẽ giảm khi lệnh Mua của NĐTNN được khớp

Room ngoại sẽ giảm ngay khi lệnh Mua của NĐTNN được nhập mới hoặc sửa tăng khối lượng

8

Thay đổi mã hợp đồng phái sinh

Ví dụ mã VN30F2403

Tên hợp đồng phái sinh theo chuẩn quốc tế, ví dụ 41l1F3000

8

VSDC thu phí bù trừ thay thế cho phí quản lý vị thế đối với giao dịch phái sinh

VSDC thu phí quản lý vị thế 2,550 đồng/hợp đồng/đêm

Không thu phí quản lý vị thế. Thay vào đó thu phí bù trừ với mức cụ thể 2,550 đồng/hợp đồng được khớp

9

Thay đổi mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ

VSDC kiểm soát giá trị ký quỹ theo thời gian thực. NĐT muốn giao dịch phải ký quỹ trước lên VSDC. NĐT đóng vị thế, tiền được hoàn trả ngay

Mốc thời gian kiểm soát giá trị ký quỹ của VSDC chuyển sang T+1

Lý Hỏa

FILI - 15:50:00 09/05/2025